Điều kiện để người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam

Việc người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống và làm việc ngày một nhiều.Vậy người nước ngoài có được mua nhà ở tại Việt Nam? Câu trả lời là Có. Tuy nhiên, để người nước ngoài sở hữu một căn nhà tại Việt Nam cần phải tuân theo những quy định của pháp luật để thực hiện thủ tục mua bán nhà ở. Vậy, người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam cần điều kiện gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp anh chị có lời giải đáp chi tiết.

6 Điểm nổi bậc về quy định mua nhà ở tại Việt Nam dành cho người nước ngoài

1. Người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Đây là một trong những điểm nổi bật nhất của Luật Nhà ở (sửa đổi), đáp ứng được sự mong mỏi, kiến nghị của rất nhiều doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực BĐS. Thực tế, quy định về cho phép người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam đã được thí điểm trong 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên, các điều kiện thì rất khắt khe, khiến cho số lượng người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam rất ít ỏi. Luật Nhà ở (sửa đổi) đã nới lỏng các điều kiện cho phép người nước ngoài mua và sở hữu nhà tại Việt Nam.

Người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam

2. Mở rộng đối tượng sở hữu nhà ở Việt Nam dành cho khách nước ngoài

Cụ thể, tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam.

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

– Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

– Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam.

– Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.”

4. Quyền sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài

Quyền sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài có phần hạn hẹp hơn so với công dân Việt Nam. Cụ thể:

◼️Đối với chung cư: 

Cá nhân nước ngoài chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa chung cư.

Trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương khu vực hành chính cấp phường nhưng có nhiều tòa chung cư thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.

◼️Đối với nhà ở riêng lẻ:

Trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường có:

– Dự án xây dựng nhà ở riêng lẻ dưới 2500 căn: cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% tổng số lượng nhà ở trong dự án đó;

– Dự án xây dựng nhà ở riêng lẻ 2500 căn: cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 250 căn nhà trong dự án đó;

2 dự án trở lên mà tổng số nhà ở trong các dự án này ít hơn hoặc bằng 2500 căn thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% lượng nhà ở của mỗi dự án

Quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật

Quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật

5.Thời hạn sở hữu nhà ở của người nước ngoài

Cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở theo các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế: không quá 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;

– Gia hạn: trước khi hết hạn sở hữu nhà ở 03 tháng, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam nộp đơn xin đề nghị gia hạn cùng bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở. Số lần gia hạn thêm là 01 lần nhưng không quá 50 năm;

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền như chủ sở hữu nhà ở Việt Nam.

– Khi hết hạn sở hữu: cá nhân nước ngoài được bán, tặng cho. Nếu cá nhân nước ngoài không thực hiện quyền này thì nhà ở đó thuộc sở hữu của nhà nước.

6. Cá nhân nước ngoài cho thuê nhà ở tại Việt Nam phải nộp thuế

Cá nhân nước ngoài được cho thuê nhà ở để sử dụng vào mục đích pháp luật không cấm, nhưng trước khi cho thuê phải thông báo với cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện và phải nộp thuế.

Với 6 điểm nổi bật trên, người nước ngoài sẽ dễ dàng mua nhà ở tại Việt Nam. Vậy cụ thể người nước ngoài sẽ được quy định như thế nào? Anh chị xem ngay ở phần tiếp theo của bài viết nhé.

Điều kiện của người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt Kiều), tổ chức, cá nhân nước ngoài khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài sẽ bao gồm có các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam 

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài (K3, Điều 3 Luật QT 2008).

– Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài( K4 Điều 3 LQT 2008 ).

Để được công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với người Việt định cư ở nước ngoài phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam cần có các giấy từ chứng minh như sau:

trao-nha-cho-nguoi-nuoc-ngoai

– Khi khách hàng mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu

– Nếu như mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu. Ngoài ra, anh chị cần phải chứng minh được mình còn quốc tịch Việt Nam hoặc có giấy tờ xác nhận là người gốc Việt do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp. Hoặc do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp. Và kèm theo một số giấy tờ theo quy định của pháp luật Việt Nam

Trường hợp 2: Khách hàng là các tổ chức, cá nhận nước ngoài

– Khách hàng là các tổ chức nước ngoài bao gồm: DN có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của DN ở nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam; Tổ chức nước ngoài đầu tư xây dưng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. Những tổ chức này để sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải có giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

– Quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam là cá nhân khi được phép nhập cảnh vào Việt Nam sẽ không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.

nguoi-nuoc-ngoai-so-huu-nha-o-viet-nam

Đối chiếu với các giấy tờ chứng minh, cá nhân nước ngoài có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp luật về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam (D74, ND 99/2015).

Với trường hợp cá nhân nước ngoài có giấy tờ xác nhận là gốc Việt Nam thì chỉ được quyền lựa chọn một đối tượng áp dụng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài để xác định quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài khi mua căn hộ chung cư tại Việt Nam thì thông qua hình thức gì ?

Theo điểm b, khoản 2 Điều 8 Luật nhà ở 2014 quy định:

Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.

Và theo khoản 1, Điều 75, NĐ99/2015 quy định:

Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam

HomeNext BĐSVà để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì anh chị cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì? Bật mí ngay phần cuối của bài viết.

Thủ tục cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất bản tiếng Việt và tiếng Anh theo quy định.

2. Chuẩn bị giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở của bên bán
– Trường hợp mua căn hộ chung cư (bao gồm các căn hộ hình thành trong tương lai và căn hộ có sẵn), thì:

+ Quyết định phê duyệt dự án phát triển dự án nhà ở thương mại của cơ quan có thẩm quyền.
+ Hợp đồng cho thuê đất hoặc quyết định giao đất. Hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp
+ Biên bản bàn giao căn hộ kèm theo bản quy định về quản lý sự dụng chung cư do chủ đầu tư ban hành (điều này áp dụng cho những anh chị mua căn hộ có sẵn).

+ Bản vẽ sơ đồ mặt bằng căn hộ mua bán

– Trường hợp mua, nhận thừa kế, tặng cho căn hộ chung cư trong các dự án nhà ở thương mại của cá nhận (căn hộ có sẵn)

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo Luật nhà ở và Nghị định số 60/CP ngày 05/7/1994. Hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005.

+ Giấy chứng nhận quyển sử dụng đất có ghi nhận nhà ở trên đất theo Luật đất đai 2003

3. Hợp đồng mua bán, tặng cho nhà ở. Hoặc giấy tờ kế thừa nhà ở đúng quy định của pháp luật (BẢN CHÍNH)

4. Chứng thực hộ chiếu nước ngoài và một trong các giấy tờ quy định tại điểm a đến e (BẢN SAO)

5. Giấy xác nhận về mua căn hộ qua sản giao dịch bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh BĐS, nếu mua căn hộ của doanh nghiệp kinh doanh BĐS

6. Biên lai nộp thuế, lệ phí trước bạ

Đầy đủ các giấy tờ pháp lý dành cho khách nước ngoài để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ởĐầy đủ các giấy tờ pháp lý dành cho khách nước ngoài để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *